Bức ảnh này Nghiên tặng DCL và hôm nay DCL muốn share với tất cả đồng bào.
Hôm nay tình cờ nhận được bài đăng về Nghiên làm cho tôi bồi hồi và nhớ Nghiên thật nhiều. Ít ai ở hải ngoại biết cô gái thân mềm trí sắc này. Có lần tôi nghe mụ Trần Thị Lệ nói Nghiên là "con nuôi" của bà ấy trong một lần pv với NNP trên paltalk. Nhưng từ khi ngày Nghiên bị bắt đến nay thì tôi chẳng thấy cái mồm P.R. củ Mụ Lệ Vơ Vét tâng bóc Nghiên và hố;t tiền của về cho mẹ Nghiên và cả gia đình Nghiên một su nào như bà ta đã từng làm cho con bà.
Nhưng hôm nay tôi không muốn nói đến cái thứ làm tiền dân chủ thúi đó.
Tôi xin post lại một bài viết của một em trong nước viết về Nghiên. Tôi cũng xin tặng bà con bức ảnh này. Bảo đảm là public chưa có vì nó là món quà Nghiên tặng riêng cho tôi. Hôm bửa đứa a em trẻ bên DCCT hỏi tôi có hình Nghiên không thì cho anh ta xin để viết bài cho Dòng Chúa Cứu Thế và có hình nào Nghiên đi biểu tình không. Hôm nay tôi thấy bài viết trên mạng thì làm cho tôi nhớ đến Nghiên và đem vài ảnh của Nghiên ra xem và đọc lại những dòng chát củ của Nghiên. It ai biết nghiên luôn bị chronic headache, tức là bị nhứt đầu triền miên đến nổi Nghiên phải nầm không ngồi được nhưng tôi chưa thấy mẹ của Nghiên kể lể bịnh tật, lấy cái sự đi tù của con mình làm tiền kinh doanh trên mồ hôi nước mắt của đồng bào như mẹ của con thánh nữ Lê Thị Tham Nhân.
Danchuleaks
29 march 2011
Xin post lại một bài viết về Thạm Thanh Nghiên của một em trẻ trông nước. Tôi muốn post bài của em này về LTCN lắm, nhưng để khi khác.
Yêu nước bằng lời hay khí phách
Chống ngoại xâm, đã đảo ngoại bang, bảo vệ tổ quốc, biểu tình, phản đối, bắt bớ… những động từ mạnh mẽ nhất của lòng yêu nước đã được thể hiện bởi một con người với dáng vẽ mềm yếu nếu chỉ đánh giá bề ngoài. Quả thật, chị Nghiên ngày ấy tôi quen biết chỉ cao chừng 1m5 và nặng 38kg nhưng những gì chị đã làm cho chính tôi, một nam nhi phải đắng họng để ngẫm nghĩ lại cuộc đời mình đã thật sự đáng để phải kể cho con cháu như tôi đang kể về chính chị ấy hay không.
Khi được hỏi về tinh thần yêu nước, có thể bạn sẽ phân vân và tìm lại định nghĩa ấy trong tư duy, ký ức để hình tượng hóa cái định nghĩa chân thành ấy nhưng với tôi, Phạm Thanh Nghiên được xem là hình tượng lớn nhất của cái gọi là yêu nước. Sẽ có rất, rất nhiều người trả lời không khi bạn hỏi họ: “Bạn đã từng tham gia biểu tình rồi chứ?”. Và mấy ai tin rằng, người phụ nữ nhỏ bé như Phạm Thanh Nghiên lại có thể lặng lội từ Hải Phòng vào buổi sáng sớm để lên tới Hà Nội để thỏa cái long yêu nước của chính mình. Có lẽ, chị ấy sẽ là người tự tin nhất trong những người trả lời có câu hỏi đó vì các bạn cũng biết rằng, cái bạo lực, bạo quyền hoành hành trước sự chống chọi nhỏ nhoi của 38kg là bất công đến mức nào.
Nếu một lần bạn đối chọi với những hung thần quyền lực (an ninh) thì bạn sẽ thấy cái trí tuệ sang suốt và sức lực của mình yếu đi, lúc ấy nổi sợ hãi sẽ chiếm hữu chính bạn và rồi cái bạo lực của kẻ độc tài sẽ trỗi dậy. Nhưng tôi tin rằng, với hành động “treo biểu ngữ chống Trung Quốc để bảo vệ Hoàng Sa Trường Sa tại chính nhà mình của chị Phạm Thanh Nghiên” sẽ giúp bạn chiến thắng nổi sợ hãi. Một khi tinh thần ấy tỏa khắp đất nước này, thì ngoại xâm và kể cả kẻ độc tài sẽ phải chùn bước và nhường lối cho cái “độc lập tự do” chính hiệu.
Cái ngày tôi được báo rằng “chị sẽ treo biểu ngữ tại nhà” là lần duy nhất tôi ngượng với cái tôi nam nhi của mình thật sự. Vì chưa lần nào tôi giám thể hiện tinh thần yêu nước một cách đơn độc như vậy là do con người ta chỉ giám cậy vào bầy đàn, số đông như cái bản năng tất yếu của động vật. Nhưng với Phạm Thanh Nghiên, quả thật là đã khác, khác hẵn với chính cái giới tính, vóc dáng, địa vị… mà chị sở hữu. Nếu đọc đến đây, tôi hy vọng các bạn mà nhất là nam nhi cần phải nghiệm ra cái hèn giống như chính tôi đã xỉ vả chính mình. Vì điều đó sẽ cho bạn thêm cái sức mạnh cần có, ít nhất để bảo vệ gia đình và tiếp là tổ quốc của bạn.
Chị đã từng bảo với tôi rằng: “Nếu đất nước này em không giữ được, thì gia đình em cũng sẽ mất.” Làm sao ta có thể thấy được điều này một cách đúng nghĩa nếu không hình dung (lại) đất nước tươi đẹp này (đã từng) bị ngoại bang xâm lăng.
Khi ấy, cái bạo lực từ chiến tranh sẽ làm suy yếu đất nước và suy nhược con người Việt Nam.
Khi ấy những kẻ độc tài, bạo quyền sẽ trỗi dậy để làm đo ván những kẻ thất bại cũng như hèn nhát.
Khi ấy mỗi “gia đình” trong đất nước này mặc nhiên sẽ mất tự do và nguy hiểm sẽ gõ cửa nhà bạn bất cứ lúc nào.
Khi ấy, con người sẽ bị bắt bớ, tra xét, ra tòa, vào khám… khi bạn đang còn xay giấc.
Khi ấy bạn sẽ không còn bảo vệ được chính mình thì quả thật gia đình sẽ mất…
Chỉ với cái hình dung ấy là đủ để thấy tinh thần yêu nước là cần thiết đến mức nào. Và hơn bao giờ hết Phạm Thanh Nghiên đã trở thành dấu chỉ của tình yêu nước mà chính tôi và con cháu tôi sau này sẽ phải tâm niệm về chính mình khi đứng trước tổ quốc.
_________________________________________________________________
Mụ Lệ đã diễn kịch thật hay!!! Mỗi lần, trước khi đi thăm CN trong tù thì bà luôn gọi dt cho báo đài ở hải ngoại pv, mô tả con của mình như vị thánh sống rồi nói sau khi đi thăm sẽ báo tin về CN. Sau khi di thăm thì bà luôn than là con bà bênh tật đầy người, nhịn ăn, đau mắt, đau tim, dị ứng, v.v..... Thế là bà con khắp nơ gởi tiền về ào ào. Mà hâu như lần nào Mụ Lệ cũng diển cái kịch này.
Xem tư cách Mụ Lệ Vơ Vét với người mẹ đáng thương cua Phạm Thanh Nghiên, chị Khánh - vợ anh Đài, chị Bùi Thị Rề- vợ anh Túc, chị Mai-vợ anh Vũ Hùng, Trang - Vợ Trội và vợ anh Nguyễn Phong (đảng trưởng đảng Thăng Tiến mà chính Lê Thị Công Nhân là phát ngôn viên đấy... Ý, nè còn người nào nhớ anh Nguyễn Phong là ai không?) thì bà con cũng thấy rõ bộ mặt vơ vét của mẹ con nó rồi.
29 March 2011
Danchuleaks